Hải Dương hiện đang là một điểm đến năng động trong ở nước ta. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nơi đây đã trở thành một trong những địa phương phát triển vượt bậc về Kinh tế- Xã hội. Cùng tìm hiểu mảnh đất này qua một số điểm đặc trưng như diện tích tỉnh Hải Dương, các đặc điểm về nhân khẩu học và tình hình Văn hóa, Kinh tế, Xã hội.
Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên
Là một tỉnh nằm tại vị trí trung tâm huyết mạch của Đồng bằng sông Hồng, tỉnh Hải Dương nằm trong tam giác kinh tế trong điểm phía Bắc nước ta: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Tỉnh Hải Dương tiếp giáp với các tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Phòng và Hưng Yên.
Đặc trưng khí hậu ở tỉnh Hải Dương là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có 4 mùa trong năm. Nhiệt độ trung bình của tỉnh là 230 độ C, độ ẩm trung bình năm là 78 đến 80%. Lượng mưa trung bình năm giao động từ 1, 500 mm đến 1, 700 mm. Theo thống kê, tỉnh Hải Dương là một trong các tỉnh không chịu ảnh hưởng nặng nề từ mưa bão kể từ năm 1972 đến nay.
Tỉnh Hải Dương là một tỉnh thành có tiềm năng rất lớn trong ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng vì có một nguồn tài nguyên dồi dào. Đá vôi tại Hải Dương có trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, cao lanh (nguyên liệu chính để xản xuất gốm sứ) có trữ lượng lên đến khoảng 400. 000 tấn, đất sét có trữ lượng khoảng 800 triệu tấn phục vụ cho sản xuất vật liệu chịu lửa, quặng bô – xít dùng trong sản xuất đá và bột màu với trữ lượng lên đến 200. 000 tấn. Những nguồn tài nguyên quí giá này hầu như tập trung chủ yếu trên địa bàng các huyện Chí Linh và Kinh Môn.
Diện tích tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dương có diện tích đất tự nhiên là 1. 653 km vuông. Tỉnh có địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam có thể chia thành 2 vùng chính là vùng đồng bằng và vùng núi trung du.
Vùng đồng bằng chiếm khoảng 89% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, có độ cao trung bình từ 3 đến 4 mét so với mặt nước biển với địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, các loại cây lương thực thực phẩm.
Vùng núi rung du chiếm khoảng 11% tổng diện tích đất tự nhiên của Hải Dương là địa phận các huyện Kinh Môn và Chí Linh. Vùng này có rất nhiều tài nguyên, rất thích hợp để xây dựng và phát triển các khu công nghiệp và du lịch lớn hoặc trồng các loại cây lấy gỗ, cây ăn quả và nhiều loại cây công nghiệp khác.
Bên cạnh đó, Hải Dương còn là một vùng đất có đa dạng sinh học do có cả vùng đồng bằng, vùng núi và trung du với nhiều hệ sinh thái và các loài động thực vật quí hiếm. Đảo cò Chi Lăng Nam là một ví dụ điểm hình về hệ sinh thái ngập nước nổi tiếng và là một địa điểm thu hút rất nhiều du khách ghé đến mỗi năm.
Sơ lược về lịch sử tỉnh thành
Như chúng ta đều biết, Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng Đồng Bằng sông Hồng, trong lịch sử từng một thời thuộc “tứ trấn” bảo vệ kinh thành Thăng Long. Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của các giai đoạn lịch sử nước nhà, tỉnh Hải Dương ngày nay mang một diện mạo mới nhưng vẫn còn phảng phất vẻ âm trầm mà hào hùng của những chiến công vang dội trong quá khứ. Lịch sử của tỉnh nhà cũng gắn liền với những trang sử oai hùng của toàn dân tộc.
Vào năm 905, Khúc Thừa Dụ, một người con của Làng Cúc Bộ (thuộc huyện Ninh Giang hiện tại) đã đứng lên lãnh đạo người dân lật đổ ách thống trị của phong kiến phương Bắc và giành lại quyền tử chủ cho nhân dân.
Đến thế kỷ thứ XIII, tại bến Bình Than nay thuộc địa phận huyện Nam Sách, vua Trần Nhân Tông đã triệu tập các tướng lĩnh, vương hầu trên khắp đất nước, chủ trì một cuộc họp quan trọng để bàn kế sách đánh giặc, dẹp tan vó ngựa của quân Nguyên – Mông. ( Sử sách gọi tên cuộc họp này là Hội nghị Bình Than)
Đến tháng 5 năm 1285, tướng giặc Toa Đô bị chém chết, quân Nguyên – Mông bị quan quân nhà Trần đánh đuổi tan tác. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đuổi theo để đánh úp tướng Thoát Hoan ở Vạn Kiếp. Ngày 10 tháng 6 năm 1285 quân ta tiêu diệt hơn nửa lực lượng quân Nguyên Mông tại chiến thắng vang dội Vạn Kiếp. Tướng giặc Thoát Hoan phai co giò chạy trốn sang biên giới bằng cách chui vào ống đồng.
Năm 1287, khoảng hai năm sau ngày bị đuổi đánh thì nhà Nguyên lại sai Trấn Nam Vương Thoát Hoan sang xâm lược nước ta. Quân Nguyên họp quân tại sông Bạch Đằng và bị Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh bại. Vào tháng 4 năm 1288, một lần nữa bại trận, Thoát Hoan đem quân theo đường bộ chạy về Vạn Kiếp lên biên giới.
Vào năm 1873, thực dân Pháp bắt đầu đem quân sang xâm lược Hải Dương. Tuy nhiên, quân Pháp lại phải thua trận và tháo chạy trước sự chống trả quyết liệt của nhân dân tại đây. Phải đến mười năm sau ( năm 1883), quân Pháp mới quay trở lại chiếm đóng Hải Dương.
Lúc bấy giờ, tại Hải Dương, phong trào kháng Pháp nổ ra và phát triển rầm rộ, ngày càng lan rộng ra toàn tỉnh và các địa phương lân cận. Công sứ Pháp tại Hải Dương đã buộc phải thú nhận rằng: “Sau cuộc xâm lăng, chúng ta phải trả một cái giá quá đắt cho chiến thắng”.
Đến đầu thế kỷ XX, tại Hải Dương dấy lên làn sóng mạnh mẽ của phong trào yêu nước theo xu hướng Dân chủ tư sản. Điển hình cho làn sóng này là các phong trào như: phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục (1905 – 1907), phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Chu Trinh (1925 – 1926).
Từ năm 1928 đến 1930, tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng đã xây dựng cơ sở tại các huyện Vĩnh Bảo, Chí Linh, Kim Thành, Đông Triều, Thanh Hà… và thị xã Hải Dương. Tại làng Cổ Am (Vĩnh Bảo, Hải Dương) đã bùng lên mộ cuộc khởi nghĩa. Quân khởi nghĩa kéo vào cướp huyện đường và giết chết tên tri huyện Hoàng Gia Mô.
Sau cuộc khởi nghĩa, làng Cổ Am ngay lập tức chìm trong bể máu. Tuy phải đổ nhiều máu nhưng cuộc khởi nghĩa này chính là một ngọn lửa báo hiệu cho kẻ thù về những ngọn lửa hận thù khác đang sục sôi âm ỉ có thể cháy lên bất cứ lúc nào, nó thể hiện tinh thần yêu nước, can đảm, ý chí bất khuất, kiên cường đấu tranh vì độc lập, tự do dân tộc của nhân dân Hải Dương.
Bắt đầu từ năm 1930, dưới ngọn cờ lãnh đạo và ánh sánh soi đường dẫn lối của Đảng, nhân dân Hải Dương đã cùng cả nước kiên cường, từng bước anh dũng đấu tranh giành chính quyền ( từ 1930 – 1945) và tiến hành 2 cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ( 1946 – 1975).
Giống như sự kiêu hãnh, anh hùng với nhiều chiến công hiển hách trong những trang lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, Hải Dương hôm nay vẫn đang hùng dũng vươn lên với những khát vọng mới, sự phát triển của tỉnh nhà được ví như những “bước chân Thánh Gióng”, hòa nhập và nổi bật trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Nhân dân Hải Dương đang không ngừng nỗ lực, duy trì và phát huy truyền thống để giữ đúng tinh thần hào hùng trong lịch sử của cha ông.
Xem thêm:
- Thực hư về rắn khổng lồ ở đảo Cát Bà
- Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên Vịnh Hạ Long
- Những tác dụng không ngờ chủa nhiệt hồng ngoại đối với sức khỏe
Dân số và lực lượng lao động
Bao gồm 10 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã, tỉnh Hải Dương có dân số khoảng 1, 8 triệu người. Trong đó có hơn 60% dân số đang trong độ tuổi lao động . Đây cũng là một trong những địa phương có tỉ lệ dân số sống ở nông thôn cao (khoảng 84,5 %), họ chủ yếu làm nông nghiệp. Đây hứa hẹn sẽ là một nguồn cung lao động dồi dào và tiềm năng của các dự án được đầu tư tại Hải Dương.
Tình hình Văn hóa, Kinh tế, Xã hội
Những năm vừa qua, tỉnh Hải Dương đã đối mặt với không ít những khó khăn thách thức tiêu biểu trong hai năm gần đây là sự ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh. Nhưng nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ, đồng sức đồng lòng của chính quyền, lãnh đạo và người dân địa phương, mức tăng trưởng kinh tế của Hải Dương vẫn tăng lên so với những năm trước.
Theo thống kê từ Cục thống kê tỉnh Hải Dương, tình hình Kinh tế- xã hội của tỉnh năm qua đã đạt được nhiều kế quả đúng như mong đợi. Theo 14 chỉ tiêu được đặt ra làm nhiệm vụ của năm 2021 thì về cơ bản Hải Dương đã đạp ứng 11/14 chỉ tiêu.
Tỉnh nhà cũng đã đảm bảo, duy trì và phát triển các lĩnh vực trọng yếu như văn hóa, đảm bảo an sinh xã hội, công tác quốc phòng toàn dân, an ninh chính trị và trật tự trị an xã hội. Thêm vào đó tỉnh còn thực hiện các chính sách, có những giải pháp hỗ trợ người lao động và các tổ chức kinh doanh gặp khó khăn trong thời kì COVID – 19.
Theo thống kê, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương đạt 8,6% vào năm 2021. Con số này cao thứ 8 trên 63 tỉnh thành trên cả nước và đứng thứ 4 trên 11 tỉnh của vùng đồng bằng Sông Hồng chỉ sau Hải Phòng, Quảng Ninh và Hà Nam.
Mặc dù thời gian qua, cả nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng đã chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do dịch COVID – 19, ở quý 1 lần đầu tiên suốt 20 năm qua công nghiệp tăng trưởng âm nhưng nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong các quý còn lại của băm, ngành công nghiệp Hả Dương đã không chỉ nhanh chóng hồi phục mà còn đều tăng trưởng trên 20%.
Năm 2021, quy mô của nên kinh tế tỉnh Hải Dương theo giá trị hiện hành được ước tính đạt hơn 149 nghìn tỷ đồng, con số này đứng thứ 11 trên 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Trong đó, nông lâm nghiệp và thủy sản đạt 14. 002 tỷ đồng ( chiếm 94%), khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 81. 821 tỷ đồng ( chiếm 54, 9%) và khu vực dịch vụ đạt 39. 702 đóng góp 26, 6%, thuế và trợ cấp sản phẩm chiếm 9,1% còn lại.
Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của Hải Dương đạt 77 triệu đồng và đứng thứ 16 trên 63 tỉnh thành cả nước. Đây là những dấu hiệu khởi sắc đáng mừng của tình hình Kinh tế- Xã hội của tỉnh nhà.
Là một trong những địa phương nằm trong khu vực văn hóa tâm linh của cả nước, tỉnh Hải Dương hiện có hơn 1 nghìn khu di tích lịch sử lớn nhỉ, 133 trong số đó là các khu di tích quốc gia và nhiều khu di tích khác được xếp vào hạng đặc biệt cần gìn giữ, bả tồn như khu Côn Sơn – Kiếp Bạc, …
Vì vậy mà ở Hải Dương cũng có khá nhiều điểm đến hấp dẫn cho du khách như Côn Sơn – Kiếp Bạc, động Kính Chủ, đảo cò Chi Lăng Nam, gốm sức Chu Đậu – Mỹ Xã, đền cao An Phụ, …
Cơ sở hạ tầng và Hệ thống giao thông
Tỉnh Hải Dương có mạng lưới giao thông vô cùng thuận tiện bao gồm: các tuyến đường bộ Quốc lộ 5A, 188, 18, …; tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng có thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua 7 trạm, tuyến đường sắt này được dự sẽ được nâng cấp hiện đại hơn trong thời gian sắp tới để phục vụ cho nhu cầu của người dân; tuyến đường thủy dài 400 cây số, tàu bè có trọng tải đến 500 tấn có thể thuận tiện vận chuyển được và hệ thống cảng đảm bảo đáp ứng tất cả các nhu cầu về vận chuyển đường thủy, trong đó Cảng Cống Câu có năng suất lên đến 300 nghìn tấn trên một năm.
Ngoài ra, về đường hàng không, Hải Dương còn gần 2 sân bay đó là Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội) và sân bay Cát Bi (Hải Phòng). Hơn nữa còn nằm trên tuyến đường vận chuyển Côn Minh (Trung Quốc) – Hà Nội – Quảng Ninh.
Tỉnh Hải Dương có một hệ thống giao thông đa dạng và hiện đại, rất thuận tiện cho sự giao thương kinh tế và giao lưu văn hóa với các tỉnh thành khác cũng như là với các quốc gia khác.
Bài viết trên đây đã cho chúng ta biết được Diện tích tỉnh Hải Dương và một số đặc điểm về dân cư, kinh tế, xã hội và văn hóa của tỉnh thành này. Hi vọng đã cung cấp cho quí độc giả nhiều thông tin bổ ích.