Subscribe: RSS Twitter

Theo mình nghĩ thì ai cũng vậy thôi, xét cho cùng thì đều mọi việc người ta đều nghĩ cho lợi ích của mình trước tiên. Người đi tìm thuê giúp việc thì cứ tìm thuê mà người muốn đi làm giúp việc gia đình thì cũng cứ dải chân mà tìm thôi. Thế sao cung và cầu lại không gặp nhau, vẫn cứ chạy vòng theo cái cối xay để đuổi nhau. Cơ bản là không thể đáp ứng được yêu cầu của hai bên thôi. Chủ nhà nào mà chả muốn tìm thuê người giúp việc ngoan, hiền, chăm chỉ, lại có kinh nghiệm nhưng mà đến cái đoạn lương lậu thì lại không muốn trả nhiều tiền. Người làm giúp việc thì ai chả muốn làm việc cho chủ nhà giàu có, hiền lành, tốt bụng, rồi thì lương cao việc nhàn. Tham khảo https://giupviechongdoan.com/

Ai cũng chỉ nghĩ cho lợi ích của mình trước nên  mới mâu thuẫn với nhau. Đâm ra là người giúp việc hay nghỉ việc , người tìm giúp việc thì lại tiếp tục tìm kiếm. Hỏi như vậy thì bao giờ mới dừng lại. Sao không một chút đứng trên suy nghĩ của nhau mà thông cảm cho nhau.

Để tránh mâu thuẫn giữa chủ nhà và người giúp việc

Để tránh mâu thuẫn giữa chủ nhà và người giúp việc

Về phía người giúp việc , mình là người đi làm thuê , nên có trách nhiệm với công việc, quan trọng là phải nhiệt tình với công việc, xem cách ăn ở của chủ nhà mà sống theo, không thể đem cách sống ở quê nhà mình vào được, người ta có câu nhập gia tùy tục chính là vậy. Cái gì không biết thì phải hỏi và chú ý lắng nghe, miệng sinh ra không phải để ăn mà còn phải để nói, mồm miệng đỡ chân tay, chẳng có chủ nhà nào mà lần đầu hỏi lại không trả lời hay tỏ ra khó chịu cả, nhưng khi người ta nói thì phải chú ý lắng nghe, không rõ chỗ nào phải hỏi kỹ luôn tránh đến lúc làm sai làm hỏng của chủ nhà. Trước khi nhận vào làm cho nhà người ta phải trao đổi nói rõ các điều khoản thống nhất trong hợp đồng để nếu có tranh chấp thì sẽ không bị thiệt. Mình ở với chủ nhà thì cũng coi đó như là nhà của mình thì chủ nhà cũng sẽ coi mình như người nhà thôi.

Đối với chủ nhà: Người giúp việc thì cũng là người , họ là lao động chính đáng nên không thể coi họ như người hầu được, điều quan trọng là phải tôn trọng họ. Cho đi thì mới có nhận lại được, đối xử tốt với người ta thì người ta cũng đối xử tốt với mình. Người ta có nhiệt tình với mình hay không cũng một phần là do mình. Mình cũng đi làm, người ta cũng đi làm, mình nhận lương chậm một ngày thì khó chịu chẳng lẽ người ta không thế. Khoản lương giúp việc  là phải sòng phẳng, những dịp lễ tết cũng nên thưởng thêm cho người ta để động viên tinh thần. Sống với nhau thì cũng nên biết quan tâm chia sẻ với nhau như thế mới gắn bó với nhau được.

Nếu như người giúp việc và chủ nhà đều có thể đứng trên lập trường của nhau để suy nghĩ thì chắc chắn chẳng có chuyện người giúp việc rời đi hay bỏ việc, chủ nhà cũng chẳng phải cất công đi tìm.

Xem thêm : Khi người giúp việc đòi thêm tiền thưởnghttps://hongphong.gov.vn/viec-lam/nguoi-giup-viec/khi-nguoi-giup-viec-doi-them-tien-thuong/

Tham khảo link về lương người giúp việc: http://trungtamnguoigiupviec.com/hoi-dap/gia-thue-nguoi-giup-viec-luong-nguoi-giup-viec-nha-hien-nay-la-bao-nhieu/

© Cổng thông tin điện tử xã Hồng Phong - Ninh Giang - Hải Dương