Hiện nay, do công việc bận rộn, nhiều gia đình có nhu cầu tìm người giúp việc để giảm thiểu gánh nặng các công việc “không tên” trong nhà. Tuy nhiên để tìm được 1 người giúp việc ưng ý thật không dễ dàng. Có những gia đình còn gặp nhiều rắc rối khi thuê người giúp việc. Nhiều bạn còn bức xúc với thái độ và cách cư xử của người giúp việc.
Không hiếm những gia đình gặp phải trường hợp người giúp việc ngoại tình với chồng, người giúp việc có tật trộm cắt vặt hay làm việc không đến nơi đến chốn khiến bạn phiền lòng. Vậy cư xử với người giúp như thế nào để họ tận tâm với công việc và trung thành với bạn?
Chi tiết về thuê người giúp việc chuyên nghiệp, tận tâm, mời các bạn xem tại: https://giupviechongdoan.com/
Nên coi người giúp việc như người nhà
Nhiều gia đình không biết cách đối xử khéo léo với người giúp việc sẽ rất khó để giữ chân họ thậm chí gây tranh cãi với người giúp việc, trong khi bạn lại phải tốn công sức và tiền bạc để tìm người giúp việc mới. Vì vậy để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra bạn nên quan tâm đến cách cư xử với người giúp việc sao cho đúng.
Người chủ cũng nên coi người giúp việc như người trong gia đình. Thường xuyên quan tâm đến họ, nhất là trong thời gian đầu họ dễ bị tủi thân vì phải xa nhà, xa những người thân yêu. Không nên bắt họ làm mọi việc như người ở bởi ngoài quan hệ trên hợp đồng lao động, còn là tình người.
Bạn nên dành thời gian để trò chuyện hỏi han hay chia sẻ với người giúp việc để họ cảm thấy họ như là một thành viên trong gia đình. Bạn có cách cử xử khéo léo sẽ làm người giúp việc tận tâm và trung thành với bạn.
Người giúp việc tốt, đưa những văn hoá, cách ứng xử tốt đến gia đình bạn còn giúp bạn mở mang thêm nhiều kiến thức xã hội, ứng xử khéo léo hơn trong mọi mối quan hệ.
Xem thêm: Những thông tin hữu ích về người giúp việc
Trả lương và phụ cấp khéo léo cho người giúp việc
Trước khi thuê người giúp việc bạn nên thỏa thuận trước với họ. Theo các bà nội trợ đã thành công trong việc giữ người, ban đầu nên trả lương thấp hơn so với giá thị trường để sau đó còn có dịp tăng lương khuyến khích người giúp việc. Đây cũng là cách tạo cho người giúp việc cảm thấy vui và hứng thú nhiều hơn với công việc họ đang làm. Bạn có thể ứng tạm tiềm cho người giúp việc khi họ có việc gấp những không nên tạm ứng quá nhiều.
Nếu người giúp việc quê ở xa bạn cũng nên thỉnh thoảng trợ cấp tiền tàu xe cho họ về thăm quê. Với ngày nghỉ cũng vậy, mỗi năm chỉ được nghỉ một số ngày nhất định, nghỉ quá số buổi quy định sẽ bị trừ vào lương.
Sau mỗi dịp tết nhiều gia đình lại phải vất vả đi tìm thuê người giúp việc. Để tránh tình trạng người giúp việc phá hợp đồng sau dịp Tết, trước khi cho họ nghỉ Tết, gia chủ không nên thanh toán hết tiền lương mà nên giữ một phần tiền lương để ra Tết người giúp việc quay lại làm tiếp. Nếu họ tự ý bỏ việc thì sẽ không hoàn trả số tiền còn lại. Tuy nhiên bạn cũng nên gửi quà chúc tết cho họ để động viên tinh thần họ tiếp tục làm việc.
Đối xử công bằng với người giúp việc
Chủ nhà thường có xu hướng đổ lỗi cho người giúp việc khi gặp bất kì những lỗi sai, nghi ngờ hay các mâu thuẫn xảy ra. Tuyệt đối bạn nên bỏ thói quen đổ lỗi vô căn cứ hay bênh vực những người trong gia đình nếu muốn người giúp việc gắn bó với mình lâu dài cũng như thật sự tận tâm trong công việc.
Trước các mâu thuẫn, bạn nên bình tĩnh phân tích đúng sai cho cả 2 bên, chưa có bằng chứng rõ ràng thì không nên vội kết luận ai đúng ai sai. Nếu người giúp việc sai, bạn nên gặp người giúp việc để giải quyết vấn đề, góp ý với họ. Còn nếu người trong gia đình không đúng, bạn cũng cần chỉ ra cái sai đó để 2 bên cùng hiểu nhau. Xin lỗi và tha thứ là một cách thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau trong cư xử hàng ngày cũng như thể hiện sự bình đẳng với người giúp việc.
Cư xử khéo léo khi có trẻ nhỏ trong nhà
Trẻ em sẽ quan sát cách ứng xử của người lớn và học theo rất nhanh, vậy nên bạn luôn cần khéo léo trong việc ứng xử với người giúp việc để các bạn nhỏ học tập.
Nếu bạn có thái độ coi thường, phân biệt, hay quát mắng, ra lệnh cho người giúp việc thì việc con trẻ trong nhà bắt chước sẽ rất nhanh. Trẻ không chỉ đối xử với riêng người giúp việc trong nhà như vậy, nếu sống trong môi trường đó thời gian dài sẽ dần hình thành tính cách không tốt cho trẻ.
Ngoài ra, người giúp việc hầu hết sẽ hạn chế trong việc giao tiếp, ứng xử khéo léo, vậy nên ngoài giáo dục cách cư xử đúng mực cho trẻ nhỏ trong gia đình, bạn nên có những lời khuyên tế nhị với người giúp việc để họ cải thiện hơn trong việc ứng xử với các mối quan hệ trong gia đình.
Kinh nghiệm giữ chân người giúp việc
Tìm người giúp việc ưng ý đã khó, giữ chân họ còn khó hơn bởi chỉ một chút sơ sểnh là người giúp việc sẽ rũ áo ra đi tìm chủ mới.
Chị Hoa ( Long Biên-Hà Nội), một người từng thuê giúp việc cho rằng, nên tìm hiểu gia cảnh để chọn người thực sự cần đi làm để có nhu cầu giữ việc. Tốt nhất là nên biết rõ chỗ ở của họ.
Chị Yến ở quận 7, TP HCM chia sẻ: “Mỗi năm, ngoài lương tháng, mình cho họ 2 lần tiền may quần áo, Tết thưởng tháng lương 13, trung thu và Tết Tây cho 100.000 đồng, sinh nhật tặng quà”. Ngoài ra, chị dạy con phải lễ phép và tôn trọng người giúp việc. Với hai đứa trẻ này, không có khái niệm “người làm” mà chỉ biết có “bảo mẫu”.
Tóm lại tìm được người giúp việc phù hợp đã khó, giữ chân người giúp việc còn khó hơn. Điều quan trọng là ở cách cư xử của bạn. Chúc các bạn tìm được người giúp việc tốt lo toan chu toàn các công việc trong ngôi nhà thân yêu của mình!
Tìm người giúp việc tận tâm, chuyên nghiệp, Trung tâm giúp việc Hồng Doan sẽ là địa chỉ lý tưởng dành cho bạn.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Địa chỉ: Biệt thự số 1, đường Trung Yên 10B, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 091 457 6633 * 0384.12.8833
Email: giupviechoangdoan@gmail.com
Website: https://giupviechongdoan.com/