Sự kiện và con người
Vùng đất Ninh Giang xưa trong một số bộ sử và tiểu thuyết đã nhắc tới. Mỗi thời kỳ với những tên gọi khác nhau, được nhắc tới nhiều nhất là Hồng Châu, Hạ Hồng, Vĩnh Lại.
Kết quả khảo sát và khảo cổ học năm 1982 ở huyện Quỳnh Phụ ( Thái Bình) giáp với Ninh Giang qua sông Luộc, phát hiện thấy phế tích mộ đời Hán. Công trình trên kết luận: vùng đất Quỳnh Phụ ít ra trước kia cũng có dân cư trước Công nguyên, cư dân từ trung du ( Vĩnh Phú,Tuyên Quang) hoặc Biển( Thanh Hóa –Nghệ An) đến lập nghiệp ở đây. Ninh Giang xa biển hơn Quỳnh Phụ, đất bồi tụ trước quỳnh Phụ vì vậy mà sẽ có dân cư trước Quỳnh Phụ. Như vậy muộn nhất cư dân Ninh Giang cũng phái có trước Công nguyên ( tức hơn 2000 năm ).
-Năm 40 Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Nhà Hán cử Mã viện sang đàn áp. Tại cùng Hạ Hồng đã chứng kiến cuộc giao tranh giữa 2 bên. Phá vây ở Hạ Hồng Hai Bà chạy về Thạch Bàn. Đô Lượng 1 tướng giỏi của Hai Bà Trưng có cứ quân đóng ở Hiệp Lực ( Ngã ba sông Hóa).
Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đất nước lại trải qua 1000 năm Bắc thuộc. -Vào thế kỷ thứ X, tương truyền rằng có một người ở làng Cúc Bồ( nay là xã Kiến Quốc) là Khúc Thừa Dụ đã chiêu binh mã nổi dậy chống quân đô hộ phương Bắc. Trong lịch Triều hiến chương loại chí có ghi:
-“Cuối đời Đường thổ hào là Khúc Thừa Dụ người Hồng Châu chiếm lấy cứ thành tự xưng là Tiết Độ Sứ.. rồi đến cháu là Khúc Thừa Mỹ nối chức, yêu cầu nhà Lương cho làm Tiết Độ Sứ. Khi ấy nhà Nam Hải chiếm đất Phiên Ngung, đem quân đánh bắt được Khúc Thừa Mỹ , rồi đặt Thứ Sử. viên tướng của Khúc là Dương Đình Nghệ nổi lên đánh châu thành, tự xưng là Tiết Độ Sứ, sau bị nha tướng là Kiều Công Tiến giết chết. Khi ấy có một biệt tướng của Diên Nghệ giết Tiến, đánh quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng, tự xưng là vua đóng đô ở Loa thành( Cổ Loa ngày nay)
-Vào thế kỷ thứ XV sau cuộc bảo vệ đất nước của nhà Hồ thất bại nước ta bị ách thống trị của Nhà Minh -Trong thời kỳ này sử còn ghi lại một sự kiện:Vào mùa xuân năm 1418 Lê Lợi dấy binh ở Thanh Hóa thì 1419 tại châu Hạ Hồng, Trịnh Công Chứng và Lê Hành dấy quân đánh Tống binh Lý Bân của nhà Minh ở vùng Bắc
Sau cuộc kháng chiến thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua, lập nên một vương triều phong kiến cực thịnh ở Việt Nam. Ở thời điểm đó Ninh Giang chứng kiến sự kiện lạ, sử cũ ghi: “Mùa hạ, tháng tư năm 1443, có rồng hiện ở bến đò Hóa( huyện Vĩnh Lại)”
-Đầu thế kỳ thứ XVI nhà Lê bước vào thời suy vong Mạc Đăng Dung soán ngôi nhà Lê , trong nước diễn ra nhiều cuộc chiến một bên là Chúa Trịnh( dưới danh nghĩa Phù Lê) và một bên là nhà Mạc. Đây là thờ kỳ nội chiến kéo dài, chiến tranh xảy ra liên miên. Ninh Giang nằm trong vùng chiến ác liệt. Tháng 2/1959 sau khi thu phục xứ Hải Dương Trịnh Tùng sai quân đến xã Thanh Giang( huyện Vĩnh Lại) đóng quân vài hôm rồi về kinh.
-Năm 1594 phủ Hạ Hồng có nhiều quân cát cứ chống Trịnh Tùng. Tháng 7 năm ấy Mạc Kính Chương chiếm huyện Thanh Hà và Tứ Kỳ, còn huyện Vĩnh Lại có Lai Quận Công. Những năm ấy xứ Hải Dương mất mùa to, chết đói 1/3.
-Năm 1595 Trịnh Tùng cử Trịnh Văn chương về trấn giữ huyện Vĩnh Lại. Năm 1598 Nguyễn Hoàng lại được cử về xứ Hải Dương dẹp quân chống đối. Thời Lê Trung Hưng vào năm 1740 có nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Chúa: Thái Bình có Công Chất, Nam Hà có Tú Cao, Vĩnh Phú có Nguyễn Danh Phương và Hải Dương có Hữu Cầu( Quận He), Ninh Giang là một trong những địa bàn hoạt động của Quận He. Tại đất Tranh Xuyên có những trận giao tranh quyết liệt giữa quân nổi dậy và quân Triều đình. Một lần quân Triều đình bị vây ở đât Tứ Kỳ, danh tướng Triều đình là Hoàng Ngũ Phúc phải đến giải vây, Khi qua vùng Ninh Giang bị quân nổi dậy chặn đánh gây nhiều thiệt hại. Triều đình phải cử quân của Phạm Đình Trọng về đánh quân của Nguyễn Hữu Cầu ở ngá ba sông Tranh. Lần ấy quân Nguyễn Hữu Cầu thua chạy.
-Vào đời Gia Long 1808 vùng Hải Dương có quân Tàu Ô làm loạn. Nhân dân huyện Vĩnh Lại và một số huyện trong vùng cùng quân Triều Đình chiến đấy anh dũng, bắt được nhiều giặc , được Vua ban thưởng.
Vào đời Tự Đức(1858), Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược của Pháp vào nước ta. Tại Hải dương nhiều huyện như Vĩnh Lại, Tứ Kỳ, Gia Lộc, thành Hải Dương bị giặc chiếm đóng, triều đình phải huy động quân từ nhiều tỉnh, kể cả Thanh Hóa và Nghệ An, có lúc số quân huy động lên tới 15000 quân cùng nhiều thuyền tàu và đại bác dẹp giặc.