Subscribe: RSS Twitter

Tết Trung Thu là một nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam ta từ rất lâu đời. Cứ vào mỗi đêm rằm tháng tám, người người, nhà nhà đặc biệt là tất cả trẻ em ở khắp mọi nơi đều rất háo hức và mong chờ được tham gia những hoạt động ý nghĩa. Đặc biệt nhất chính là phong tục múa lân Tết Trung Thu. Đây được xem là một trong những hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết Trung Thu cũng như trong các dịp lễ hội quan trọng khác. Vậy nguồn gốc, ý nghĩa và có gì đặc biệt trong phong tục múa lân Tết Trung Thu này? Xin mời các bạn tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! 

tuclemualan-tettrungthu

Nguồn gốc của việc múa lân vào ngày Tết Trung Thu 

Truyền thuyết kể rằng phong tục múa lân Tết Trung Thu bắt nguồn từ sự tích phật Di Lặc xuống trần gian để chế ngự con lân, bảo vệ an toàn cho nhân dân trong làng. Vì vậy mà trong các màn trình diễn múa lân Tết Trung Thu hay ở các dịp lễ tết khác, ta vẫn luôn thấy có một ông đầu hói, bụng phệ, mặc chiếc áo dài sặc sỡ, tay cầm một chiếc quạt mo, đeo mặt nạ cười toe toét đùa giỡn vui chơi với mọi người. Người ta gọi ông là Ông Địa, chính là Phật Di Lặc hóa thành chế ngự con lân. 

Người ta vẫn còn nhớ và truyền miệng cho nhau về câu chuyện này. Vào thời khai thiên lập địa, Lân là một con vật rất hung dữ, chuyên đi bắt giết ăn thịt dân lành, năm nào cứ vào ngày Tết Trung Thu là đi quấy phá mọi nơi. Thấy vậy nên ông Địa đã cho nó ăn một loại nấm có tên là nấm Linh Chi, sau đó thu phục được nó, làm cho lân hóa thành một con vật hiền lành, không đi ăn thịt người và phá phách nữa. 

mualan-tettrungthu

Tham khảo:

Từ đó, mỗi năm vào ngày Tết Trung Thu thì ông Địa sẽ dẫn Lân đi khắp nơi để vui cùng mọi người, mang đến những điều tốt lành, thịnh vượng cho mọi nhà. Lân đi đến đâu thì nơi đó được trừ tà ma, người người may mắn, đất đai màu mỡ. Đội múa Lân gồm một người sẽ đội cái đầu của Lân và múa theo nhịp trống đánh, sau là đuôi Lân được làm từ tấm vải dài, có người đội lên và phất theo nhịp múa của đầu Lân. 

Vì sao múa lân được xem là hoạt động không thể thiếu trong những dịp Tết Trung Thu?

Tết Trung Thu có nghĩa là Tết vào giữa mùa thu, được tổ chức vào đêm rằm tháng tám hằng năm và trong đêm đó diễn ra rất nhiều các hoạt động truyền thống vui tươi, sôi nổi đặc biệt là múa lân Tết Trung Thu. 

Truyền thống múa lân là một môn nghệ thuật có nguồn gốc ở Trung Hoa. Hoạt động múa Lân thường xuyên diễn ra vào các dịp Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán và Tết Nguyên Tiêu mỗi năm. 

ruocdentettrungthu

Người Á Đông luôn quan niệm rằng, Lân là biểu tượng của sự tốt lành, may mắn. Lân là một thánh vật đứng thứ nhì trong bộ tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng. Vì vậy mà hoạt động múa Lân Tết Trung Thu luôn được diễn ra vào ngày Trăng Rằm với mong muốn sẽ mang đến những điều bình an, hạnh phúc cho con người. 

Ý nghĩa của việc múa lân vào ngày Tết Trung Thu 

Múa Lân Tết Trung Thu có rất nhiều hình thức thể hiện nhưng đặc sắc và phổ biến nhất chính là Mai Hoa Thung, một điệu nhảy hay nhất của nghệ thuật múa Lân xương rồng. Đây là một điệu nhảy cực kỳ khó, đòi hỏi phải có sự khéo léo và kĩ năng điêu luyện ở người trình diễn, vì chỉ cần có một sơ xuất nhỏ xảy ra thì có thể sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng. Người múa phải thực sự đam mê, chăm chỉ luyện tập, phối hợp các điệu múa một cách nhịp nhàng thì mới có thể tạo ra một màn trình diễn ấn tượng và độc đáo. Khi thấy được lúc Lân di chuyển thoăn thoắt trên cái cột cao, người ta sẽ nghĩ mọi việc trong cuộc sống dù có khó khăn đến đâu, chỉ cần cố gắng thì sẽ thành công và mọi điều tốt đẹp, thịnh vượng đều sẽ đến với gia đình. 

Hoạt động múa Lân Tết Trung Thu là hình thức sinh hoạt vui chơi truyền thống nhằm mang đến cho mọi người điềm lành, may mắn và an khang trong cuộc sống. 

Lời kết:

Trên đây là toàn bộ những thông về nguồn gốc, ý nghĩa và nét đặc trưng của hoạt động múa Lân Tết Trung Thu.  Hình thức sinh hoạt này đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong dịp tết trung thu hay các ngày lễ tết lớn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ phần nào hiểu rõ hơn về nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta. 

© 8757 Cổng thông tin điện tử xã Hồng Phong - Ninh Giang - Hải Dương