Subscribe: RSS Twitter

Nói đến Chu Văn An người xưa ai ai cũng biết. Đến nay thế hệ con cháu mỗi khi đến kỳ thi cử quan trọng đều lên cầu may, xin chữ nơi ông.

1. Chu Văn An là ai?

Chu Văn An quê gốc ở làng Văn Thôn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là người có công lớn đầu tiên trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng Giáo ở Việt Nam. Năm 16 tuổi, ông đã đỗ Đình Thí nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung nằm gần làng Văn Thôn.
Ngoài 20 tuổi, ông được Vua Trần Minh Tông (1314 – 1329) mời làm tư nghiệp Quốc tử giám dạy học cho Thái tử. Sau này rất nhiều người đã trở thành trụ cột của triều đình như Lê Quát, Phạm Sư Mạnh…. Đến đời Vua Trần Dụ Tông (1341 – 1369), vì chán ghét bọn gian thần, ông đã trao ấn từ quan về ở ẩn trên núi Phượng Hoàng, ngày ngày dạy học, viết sách, làm thơ, nghiên cứu y dược cho tới khi mất (1370).
2. Đền thờ Chu Văn An ở đâu?

Núi Phượng Hoàng từ lâu đã nổi tiếng là nơi có phong cảnh đẹp như tranh với 72 ngọn núi hình thế như 72 con chim Phượng Hoàng

Sau khi Chu Văn An qua đời các học trò trước đây của ông đã cùng nhau lập nên đền thờ ông ở ngay chính ngôi trường cũ tại Huỳnh Cung. Bên cạnh bài vị thờ công, triều lệ còn đặt bài vị của 61 văn thân ở huyện Thanh Trì. Tuy nhiên, trải qua sự tàn phá của chiến tranh, ngôi đền đã bị phá hủy gần như hoàn toàn. Đến những năm 90 của thế kỷ trước, các cấp chính quyền và bà con địa phương đã tiến hành tôn tạo lại đền. Năm 1998, đền Chu Văn An ở Hải Dương đã được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia.

Đền thờ Chu Văn An có hình chữ công với 3 nếp nhà tiền tế rộng 5 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc, các bộ vì làm kiểu vòm bán nguyệt. Hậu cung gồm 3 gian nhỏ, vì làm kiểu “chồng giường, giá chiêng”, mặt bằng theo kiểu 4 hàng ngang, vì làm kiểu “chồng giường”, chạm khắc hình tứ linh,, tứ quý.

Huyền thoại này nói lên tài đức của Chu Văn An đã cảm hóa được cả quỷ thần, vâng lời thầy, trái lệnh thiên đình, bất chấp thân mình. Miếu Gàn thờ con vua thuỷ thần, người học trò của Chu Văn An.

Đền thờ thầy Chu Văn An tọa lạc trên núi Phượng Hoàng, thuộc địa phận phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây bao gồm một quần thể kiến trúc bề thế, mang đậm phong cách thời Nguyễn, có địa thế linh thiêng và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.
3. Danh thắng núi Phượng Hoàng
Núi Phượng Hoàng từ lâu đã nổi tiếng là nơi có phong cảnh đẹp như tranh với rừng thông bát ngát, suối chảy róc rách, chim hót líu lo, đặc biệt là 72 ngọn núi có hình thế như 72 con chim Phượng Hoàng. Tương truyền, vào một ngày nọ, trên bầu trời vùng đất Chí Linh bỗng xuất hiện đàn chim Phượng Hoàng bay lượn, thấy cảnh sắc nơi đây non nước hữu tình nên cùng nhau đáp xuống rồi hóa thân thành dãy núi 72 ngọn.
Loài chim Phượng Hoàng còn là biểu tượng cho trí tuệ và tài năng. Sách “Chí Linh huyện sự tích” đã viết: “Quần sơn la liệt trận bày – Tả hữu tung cánh, Phượng bay ngang  trời”. Các dãy núi ở đây kiến tạo thấp dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, nối tiếp với đồng bằng phù sa và soi mình xuống sóng nước mênh mang của Lục Đầu Giang. Trên núi là quần thể di tích Phượng Hoàng gắn bó mật thiết với cuộc đời thầy giáo Chu Văn An.
4. Kiến trúc đền Chu Văn An
Qua các đợt trùng tu, đền thờ Chu Văn An đã trở thành quần thể kiến trúc bề thế trang nghiêm bao gồm: tam quan nội, tam quan ngoại, sân hạ, sân trung, sân thượng, vườn cây, hai nhà giải vũ, hai nhà bia, đền thờ chính cùng những bức phù điêu chạm Long Phượng vờn mây và 112 bậc đá dẫn lên đền thờ chính.
Đền thờ chính tọa lạc trên thế đất cao, rộng, theo phong thủy thì đây chính là mắt của chim Phượng. Phía trước đền có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phượng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì Lân và núi Phượng Hoàng chầu về. Đền Chu Văn An được xây dựng theo hình chữ Nhị, phong cách kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm 2 tầng 8 mái, ngói liệt với 8 góc đao cong, bao gồm 5 gian tiền tế và 1 gian hậu cung.
Chính giữa tiền tế đặt ban thờ công đồng, ngay phía sau là ban thờ gia tiên họ Chu, bên phải là ban thờ sơn thần núi Phượng Hoàng, bên trái là ban thờ các môn sinh của thầy. Trong hậu cung đặt tượng thờ thầy bằng đồng, nặng 100kg. Nghệ thuật trang trí trong đền theo đề tài tứ linh (Long – Ly – Quy – Phượng) và tứ quý (Tùng – Cúc – Trúc – Mai). Các bức y môn sơn son thếp vàng, trang trí mỹ thuật theo hình tượng “rồng chầu hoa cúc mãn khai”. Phía trước đền Chu Văn An là đôi rồng đá mang phong cách kiến trúc thời Trần…
Trong không gian quần thể đền Chu Văn An thanh tịnh, nằm ẩn mình giữa khu rừng thông xanh ngút ngàn, nổi bật lên hàng chữ “Vạn thế sư biểu”, đặc biệt là bảng khắc chữ “Học” rất lớn theo nét bút thư pháp ở trên lối vào đền. Đây là sự thể hiện tấm lòng tri ân của bao thế hệ người Việt đối với người thầy giáo mẫu mực.

Hàng năm, tại đền Chu Văn An diễn ra lễ khai bút đầu xuân vào ngày 6 tháng Giêng

5. Lễ hội đền thờ Chu Văn An
Hàng năm, tại đền Chu Văn An diễn ra lễ khai bút đầu xuân vào ngày 6 tháng Giêng với 4 chữ thư pháp Hán Nôm: Chính – Học – Thuần – Hành, và 10 chữ Quốc ngữ: Tâm – Đức – Chí – Nghĩa – Trung – Tài – Minh – Trí – Thành – Vinh. Đây là nét đẹp văn hóa được gìn giữ từ khi thầy Chu Văn An về đây mở lớp dạy học.
Lễ hội đền Chu Văn An mùa thu diễn ra từ ngày 1 – 25/8 âm lịch (chính hội ngày 25). Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam vào ngày 20/11 dương lịch. Lễ hội về nguồn từ ngày 24 – 26/11 âm lịch (chính hội ngày 26).
Một điểm khác biệt nữa ở đền Chu Văn An là khi du khách vào đền, ngoài việc dâng lễ chay, lễ mặn còn dâng cả bút, sách, vở để cầu công danh, thi cử, học hành. Bởi đây là nơi du lịch tâm linh mang ý nghĩa cao đẹp với rất nhiều du khách, cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên trên cả nước.Các bạn có dịp xin mời ghé qua nơi đây!

© 0434 Cổng thông tin điện tử xã Hồng Phong - Ninh Giang - Hải Dương