Huyện Đảo Cát Hải thuộc Thành phố Hải Phòng phía Tây Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh. Địa hình nơi đây phức tạp,tổng diện tích khoảng 345 km2, rừng núi chiếm 2/3 diện tích. Huyện có 2 đảo hợp thành. Đảo Cát Hải là dải cát dễ bị xâm thực và bị thủy triều bào mòn.Đảo Cát Bà 336 hòn đảo trong đó Đảo Cát Bà là đảo lớn nhất. Huyện có gần 30 ngàn người. Khu hành chính của huyện đóng tại Cát Bà. Nơi đây có Vườn Quốc Gia Cát Bà là nơi lưu giữ nguồn gel quí hiếm trong đó có loài Voọc Đầu trắng được ghi vào Sách Đỏ thế giới.
Cát Bà có hàng trăm hang động với nhiều dáng vẻ nguyên sơ kỳ vĩ, đa dạng thảm thực vật phong phú. Nơi đây có nhiều vụng vịnh với dải cát vàng, những quần thể san hô lung linh muôn màu sắc. Thiên nhiên ưu đãi cho Cát Bà một nguồn tài nguyên vô cùng quý hiếm: Trên rừng có nhiều loại gỗ quý như Lát hoa, Lim, Gội, Kim giao, các loại cây dược liệu, các loại chim thú như đại bàng, đa đa, trăn, kỳ đà, rắn hổ mang, tắc kè, khỉ, chồn, cầy… Biển Cát Hải có gần 200 loài cá, gần 600 loài động vật biển, 75 loài thực vật phù du, gần 200 loài động vật phù du, 27 loại rừng ngập mặn. Biển Cát Hải còn có nhiều loại nhuyễn thể như Tôm he, Tôm rồng, Đồi mồi, Cua, Ghẹ, Sò huyết, Trai ngọc, Vẹm xanh, Tu hài…
Đến Cát Hải du khách có thể cảm nhận được nơi đây có khí hậu mát mẻ ôn hòa. Các mùa ở Huyện Đảo thể hiện rõ ràng, không khí làm cho con người cảm thấy dễ chịu. Tháng 7, tháng 8 thường có mưa bão, gió nam thổi mạnh, tháng cuối năm có mưa dầm và sương mù.
Xem thêm: Đặc sản tu hài Cát Bà
Các nhà khảo cổ học khẳng định Cát Hải là cái nôi của người cổ xưa. Qua khai quật cho thấy 15 điểm có dấu tích người Việt cổ nhưng hang Eo Bùa, Tùng Bà, Bờ Đá, Khoăn Mui, Ang Giữa. Năm 1938 nhà khảo cổ học người Pháp đã khai quật và nghiên cứu đioxit cacbon tìm thấy những dị vật còn sót lại, ông khẳng định Cát Bà nằm trong loại hình nền văn hóa Hạ Long. Những đồ vật được tìm thấy ở nơi đây qua khảo cứu đã chứng tỏ người Việt cổ đã từng trú ngụ tại mảnh đất này. Di chỉ Cái Bèo là niềm tự hào của người dân trên Đảo.
Tham khảo thêm đặc sản nhum Phú Quốc tại Link này
Đảo Cát Bà từng là căn cứ của các cuộc khởi nghĩa. Năm 1750 thủ lĩnh nông dân Nguyễn Hữu Cầu – tức Quận He dấy quân khởi nghĩa lấy Cát Bà làm căn cứ. Năm 1893 khi quân Pháp đổ bộ lên Đảo người dân đã kháng cự quyết liệt. Vào những năm 1889 – 1893 Cát Bà trở thành căn cứ chính của nghĩa quân Tiến Đức, ông đã dựa vào địa hình Trung Trang, Mái Gợ, Trà Báu xây dựng đồn điền, đồn trung, đồn hậu với bẫy đá, hầm chông chống giặc. Khu di tích Hà Sen và Đôn Lương trở thành di tích lịch sử của Huyện Đảo.
Trong thời kỳ chống Mỹ, do địa hình là cửa ngõ giao lưu quốc tế và Vịnh Bắc bộ nên Cát Bà, Cát Hải là mục tiêu tấn công của không quân và hải quân Mỹ. Tính trong cuộc chiến tranh phá hoại không quân và hải quân Mỹ đã ném xuống đây 1104 quả bom phá, 36000 quả bom bi, bom xuyên, 2355 quả thủy lôi, tính trung bình mỗi người dân trên Đảo hứng chịu trên 2 quả bom, mỗi km2 chịu 8,8 quả bom các loại.
Mặc dù là huyện Đảo bị phong tỏa dữ dội trong chiến tranh song người dân nơi đây vẫn kiên cường bảo vệ Đảo. Thực hiện khẩu hiệu “ Tay lưới, tay súng” vừa đảm bảo sản xuất muối, chế biến nước mắm, trồng trọt, chăn nuôi vừa chi viện cho chiến trường Miền Nam. Ghi nhận những thành tích xuất sắc mà quân và dân trên Đảo đạt được, Đảng và nhà nước tặng Huyện 8 chữ vàng: Hà Sen anh dũng – Đôn Lương kiên cường”.