Sầm sơn nổi tiếng với bãi tắm thu hút nhiều du khách du lịch, có nhiều điểm tham quan du lịch cũng như nổi tiếng với khá nhiều món ăn đặc biệt hơn. Dưới đây là một số món ăn dành cho bạn khi đến với du lịch Sầm Sơn, nhớ đừng bỏ qua khi tham quan các điểm du lịch Sầm Sơn – Thanh Hóa nhé
Đặc Sản Nem Chua
Du Lịch Sầm Sơn – Nem ăn ngon, có sự đảm bảo chất lượng thì mua ở hàng nem đầu phố Trường thi, trước cửa Ty Công an tp. ở đây nem có mùi thơm đặc trưng, ăn cay, ngọt, thêm cái chua dốt ở đầu lưỡi. Trên phố Lê Hoàn có hàng nem đảm bảo lắm về chất lượng. Hình như là nem Thắng Tuyến. Chưa thấy trường hợp đâu bụng nào khi lấy nem ở đây. Ăn đúng ngày thì ngon, ngọt, cái dai đặc trưng của nem ở đây cũng không lẫn được, nếu so sánh với loại nem phổ thông thì biết.
Bánh Cuốn.
Du lịch Biển Sầm Sơn – kể đến nếu ăn bánh cuốn các bác chịu khó đi xuống dưới cầu Sâng. qua cầu rồi rẽ phải. đi một đoạn nữa sẽ thấy hàng bánh cuốn, bánh xèo bên tay trái. Chỉ có 2 hàng nằm cạnh nhau thôi, dễ tìm lắm.
Bánh ở đây có vị dai, mềm khi cắn một miếng, nước chấm pha ngon, vị rất đặc trưng. Bánh cuốn thường ăn sau khi đã thưởng thức bánh xèo, với cái ròn đôm đốp trong miệng, béo ngậy khi cắn, rồi đến vị của nhân, nào mộc nhĩ, thịt lợn bằm, miến mằn mặn, cay của hạt tiêu, thơm của hành… rồi sau đó thưởng thức cái vì mềm mại, thanh của bánh cuốn, hành, mộc nhĩ thơm ròn, bên ngoài lớp vỏ bánh lại dai và mềm. Cảm giác ăn bánh xèo xong mà ăn bánh cuốn thì như từ xa mạc rồi lên bắc cực vậy, vừa ròn tan xong lại chuyển sang mềm mại, dai thanh. Người nào kiêng mỡ, ăn bánh cuốn mà không ăn bánh xèo thì lại thấy được cái thanh tao đến lạ. Ăn xong thấy nhiệt trong người như được giải toả đi vậy.
Bài viết hữu ích:
Cháo Lươn
Du lịch biển Sầm Sơn – Cháo lươn Thanh hoá khác hẳn với cháo lươn Ninh Bình. Tuy nói Cháo lươn là đặc sản của Ninh Bình nhưng Cháo lươn Thanh hoá lại hoàn toàn khác.
Nói là cháo nhưng khi bưng bát cháo ra bạn không khỏi ngạc nhiên vì nó giống như canh vậy. nước cháo không sánh mà rất loãng, khác với cháo ở Ninh Bình, nước cháo trong, Hạt gạo còn nguyên, nhưng khi đưa vào mồm cảm giác mềm mại của hạt gạo không cứng như cơm nhưng lại không mềm như những hạt gạo còn sót lại trong nồi cháo bình thường. Tham khảo tour du lịch Sầm Sơn 2 ngày để khám phá ẩm thực xứ Thanh
Lươn được xào mềm, có vị đậm đà, dai đặc trưng của thịt lươn, thơm của hành phi mà không tanh. không xào ròn quá mà dễ ngấy, cũng không mềm quá để nhanh chán. thêm hành, ngổ xanh tạo nên mùi vị đặc trưng của món cháo lươn. Trên cùng là đậu phụ. Đậu phụ Thanh nếu ăn không thấy xác mà không mềm như đậu phụ của Hà nội, nhưng khi thả vào bát cháo lươn nó ngấm nước dùng thì lại có cảm giác hoàn toàn khác, không còn xác, mà mềm, ngấm vị đậm của nước dùng nhưng vẫn như còn nguyên cái vị dai dòn của vỏ đậu được rán.
Mắm tép Hà Tiên
Khám phá biển Sầm Sơn – Thanh Hóa – Mắm tép Hà Yên là một đặc sản quý và độc đáo ở vùng chiêm trũng xứ Thanh, nổi tiếng nhất là hai làng Ðình Trung và Yên Xá thuộc xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Từ xa xưa đã có câu Giò nạc Yên Xá, nước mắm Ðình Trung.
Làng Ðình Trung là một làng Việt cổ, nằm ven sông Hoạt, chuyên làm nghề mắm tép. Công việc làm mắm tép đòi hỏi phải theo mùa, khi tép ngon, béo. Hằng năm cứ đến vụ cày bừa đông (tháng 11 và 12 âm lịch) cả làng ra đồng đánh tép. Dụng cụ đánh bắt tép có nhiều loại, nhưng phổ biến nhất vẫn là cái riu – một dụng cụ đan bằng tre, nứa hình con tôm cong ngược, được đẩy trong nước đánh rất tiện. Chỗ nào nhiều rong rẻ và rong trơn thì mới nhiều tép ngon.
Dân làng Ðình Trung chỉ chọn loại tép riu làm nguyên liệu chế biến nước mắm, còn tép gạo tuy to và nạc hơn nhưng khi làm mắm không ngon. Tép riu đánh về nhặt sạch rong rêu và cá tạp, để cho thật ráo nước. Cứ mười bát tép là bốn bát muối, hai bát gạo rang giã nhỏ (thính) trộn đều, cho vào chum, chĩnh hoặc vại tùy theo số lượng tép, đổ nước vừa xăm xắp, rồi đậy kín. Mắm tép để càng lâu càng ngon, nhưng nhanh nhất cũng phải sáu tháng trở lên.