Hải Dương, một tỉnh thành thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ của Việt Nam. Hải Dương là một trong những tỉnh có con sông Hồng chảy qua, cho nên đất đai ở vùng đất này vô cùng màu mỡ. Cũng chính vì điều này, Hải Dương có rất nhiều cây nông sản nổi tiếng. Không chỉ có vậy, Hải Dương còn nổi tiếng với rất nhiều món bánh được chế biến từ những nông sản sẵn có của vùng.
Nhắc đến các món bánh đặc sản của Hải Dương không thể không nhắc tới những món bánh sau: bánh đậu xanh, bánh gai, bánh cuốn, bánh dày đỗ. Hãy cùng tìm hiểu về cách chế biến cũng như hương vị của từng món ăn này.
Bánh đậu xanh
Bánh đậu xanh, loại bánh đặc trưng của vùng đất Hải Dương. Hầu hết các du khách đi đến Hải Dương, đều lựa chọn bánh đậu xanh về làm quà cho gia đình, bạn bè.
Bánh đậu xanh được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản và tự nhiên. Bánh được làm chủ yếu từ đậu xanh, hạt sen, đường, mỡ. Đậu xanh trước khi làm bánh phải tách hết toàn bộ vỏ. Sau đó hấp đậu xanh, ngồi đem nghiền nát cùng với đường và chút mỡ để tạo độ ngậy cho bánh. Đậu sau khi nghiền nát sẽ đem đi đóng khuôn và cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Bánh đậu xanh thành phẩm ăn rất ngon và ngậy không bị ngấy. Ăn bánh sẽ ngon hơn khi thưởng thức cùng một cốc chè xanh. Một số hàng bánh đậu xanh nổi tiếng của Hải Dương: bánh đậu xanh rồng vàng Minh Ngọc, bánh Hưng Nguyên…
Bánh dày Gia Lộc
Tại huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương, nơi ấy có một làng nghề truyền thống làm bánh dày. Bánh dày thường có 2 loại là bánh dày trắng và bánh dày đỗ. Bánh dày trắng thường không có vị và phải ăn kèm cùng giò và chả. Bánh giày đỗ thường có vị ngọt của đỗ xào đường ăn rất ngon.
Để có những chiếc bánh dày thơm ngon, nguyên liệu quan trọng nhất là gạo nếp phải thơm ngon. Gạo nếp sẽ được đồ lên như xôi, sau đó sẽ được giã nhuyễn đến khi dẻo lại, đây là công đoạn tốn thời gian và công sức nhất. Sau khi giã, người nặn bánh sẽ sẽ phải bôi một lớp dầu lên găng tay để không bị dính và nặn bánh cũng được đẹp hơn. Bánh sau khi hoàn thành ăn rất dẻo và ngọt mát của gạo nếp mới.
Bánh cuốn
Dù không nổi tiếng như 2 loại bánh kể trên, nhưng bánh cuốn tại Hải Dương được rất nhiều người ưa thích. Đây là món ăn sáng khá quen thuộc đối với người dân Hải Dương.
Bánh cuốn được làm hoàn toàn từ bột gạo pha với nước và ủ khoảng 6 tiếng. Sau đó bánh sẽ được tráng trên một chiếc nồi, chín theo kiểu hấp cách thủy. Bánh cuốn có rất nhiều loại nhân: bánh cuốn hành, bánh cuốn trứng, bánh cuốn thịt… mỗi loại bánh lại có một hương vị riêng. Bánh cuốn thường được chấm cùng nước mắm chua ngọt và ăn kèm cùng chả nem, thịt nướng và chả lá lốt.