Subscribe: RSS Twitter

Nhắc đến bánh gai chắc hẳn bất kì người Việt Nam nào cũng có thể hình dung được vị ngọt thanh, dai dẻo của nếp, nhân đậu xanh bùi bùi béo béo mà mang đậm hương vị làng quê . Một loại bánh đơn giản thôi mà hương vị lại vô cùng đâm đà, khó quên đến lạ. Nhiều người án bánh gai nhưng lại không biết bánh gai đặc sản ở đâu. Bài viết này sẽ cho bạn biết, bánh gai là đặc sản ở đâu cùng một vài thông tin thú vị xung quanh loại bánh thú vị này.

Bánh gai là loại bánh gì?

Cho những ai không biết đến loại bánh này, bánh gai là một loại bánh thường có màu đen hoặc xanh sẫm nếu nhìn qua thì giống như đen. Ngoại hình vô cùng đặc trưng của loại bánh truyền thống này giúp nó phân biệt rạch ròi với nhiều loại bánh với nhiều hình thù, màu sắc khác. Để rồi bất kì ai đã từng thử qua loại bánh này sẽ nhớ mãi không quên.

 

Màu sắc độc đáo của loại bánh này có được là nhờ bột gạo nếp bao bọc ngoài bởi lá gai hấp chín tạo thành.

Màu sắc độc đáo của loại bánh này có được là nhờ bột gạo nếp bao bọc ngoài bởi lá gai hấp chín tạo thành.

Màu sắc độc đáo của loại bánh này có được là nhờ bột gạo nếp bao bọc ngoài bởi lá gai hấp chín tạo thành. Lớp vỏ nếp màu đen dẻo ngọt đơn sơ mà mang đậm hồn quê đất Việt.

Bánh gai đặc sản ở đâu?

Vậy bánh gai là đặc sản ở đâu? Bởi vì là một loại bánh truyền thống rất phổ thông tại Việt Nam nên bánh gai là loại đặc sản của trứ danh của rất nhiều địa phương dọc dải đất hình chữ S.

Bánh gai là một thức quà quê quen thuộc, mộc mạc và đơn sơ nhưng lại trang nhã đến lạ. Người Việt thường dùng bánh gai để làm quà biết trong các dịp lễ tết hay đi xa về, dùng tráng miệng trong các mâm cúng quả, …

Bánh gai là loại đặc sản của trứ danh của rất nhiều địa phương dọc dải đất hình chữ S.

Bánh gai là loại đặc sản của trứ danh của rất nhiều địa phương dọc dải đất hình chữ S.

Tuy có mặt ở nhiều tỉnh thành nhưng ở mỗi nơi bánh gai lại có những nét đặc trưng khác nhau, mang tinh túy của địa phương đó. Một số tỉnh thành nổi tiếng với món bánh gai là đặc sản có thể kể đến như:

Bánh gai Tứ Trụ – Thanh Hóa

Nhắc đến đặc sản của xứ Thanh chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nem chua mà quên mất rằng Thanh Hóa còn một loại đặc sản khác làm lưu luyến nhiều thực khách đó chính là bánh gai Tứ Trụ. Loại bánh gai này cũng được làm từ những nguyên vật liệu rất truyền thống như gạo nếp, đậu xanh, vừng, lá gai, … Và đặc biệt nhất là mật mía, nguyên liệu làm cho bánh gai Tứ Trụ của Thanh Hóa khác biệt với những loại bánh gai của các địa phương khác.

Bánh gai Nam Định

Bánh gai cũng là một đặc sản nức tiếng của Nam Định. Vỏ bánh cũng được làm từ gạo nếp, gạo nếp tháng 3 hoặc nếp hương, bột lá gai và vị ngọt thanh của đường mía. Vị ngọt thơm rất vừa đủ.

Bánh gai Thái Bình

Bánh gai Đại Đồng Thái Bình là một đặc sản đã có từ cách đây hơn 400 năm. Nhân bánh gai Đại Đồng ngoài các nguyên liệu thường thấy như dừa nạo, đỗ xanh ,mỡ heo, … còn có thêm lạc, khi ăn vào sẽ dậy lên mùi thơm đặc trưng và vị béo bùi hấp dẫn khó cưỡng.

Bánh gai Nghệ An

Nhắc đến bánh gai Nghệ An là người ta sẽ nhớ ngay đến tên gọi thân thuộc bánh gai xứ dừa. Cũng như bánh gai ở các địa phương khác, bánh gai Nghệ An cũng được làm từ các loại nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm kiếm như gạo nếp, đậu xanh, dừa già, … Thêm một chút hương vị mặn mà của của miền Trung nắng gió. Giản đơn vậy thôi mà thơm ngon khó cưỡng.

Bánh gai Ninh Giang – Hải Dương

Chắc hẳn nhiều người đã nghe đến loại bánh gai trứ danh này của đất Hải Dương. Bánh gai Hảo Dương đã có từ rất lâu đời tại làng nghề Ninh Giang, tương truyền cách đây gần 700 năm.  Bánh gai Ninh Giang trước đây được gói theo hình tròn và không dùng đến lá bọc ngoài. Mãi đến sau này, bánh được biến tấu thành hình vuông vừa vặn, bắt mắt và được bọc ngoài bằng lớp lá chuối khô.

Cũng gống như bánh gai truyền thống ở nhiều địa phương khác, bánh gai Ninh Gian được làm từ các nguyên liệu tự nhiên dễ tìm như mỡ heo, đỗ xanh, … có cả những nguyên liệu khá mới lạ như mứt bí, mứt sen, …  Vỏ bánh dẻo thơm nhờ có lớp vừng phủ lên. Vẫn ngọt bùi, dẻo thơm nhưng bánh gai Ninh Giang lại có một mùi vị rất riêng, bánh gai nắm giữ vị ngon đặc trưng của bánh trái tại vùng đất này.

Một số loại đặc sản khác ở Hải Dương

Bên cạnh bánh gai Ninh Giang, vùng đất Hải Dương còn có nhiều loại đặc sản khác mà du khách ghé đến không thể không thử như:

  • Bánh đậu xanh Hải Dương
Nhắc đến đặc sản Hải Dương thì chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hương vị ngọt thanh, béo bùi tan trong miệng của bánh đậu xanh, hớp cùng với một ngụm trà nóng là tuyệt vời.

Nhắc đến đặc sản Hải Dương thì chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hương vị ngọt thanh, béo bùi tan trong miệng của bánh đậu xanh, hớp cùng với một ngụm trà nóng là tuyệt vời.

Nhắc đến Hải Dương không thể không nhắc đến món bánh đậu xanh ngon nức tiếng. Những chiếc bánh đậu xanh mềm mịn, béo thơm, ngọt lịm tan trong miệng, dùng kèm với một tách trà nóng, một nét ẩm thực ý vị vô cùng.

Bánh đậu xanh Hải Dương được làm từ bột đậu xanh quyết nhuyễn, đường và dầu thực vật hoặc mỡ động vật. Bánh đậu xanh thành phẩm được cắt thành những khối vuông nhỏ vừa vặn, đẹp mắt, gói vào trong giấy bạc thành từng thỏi, nhỏ nhắn mà tao nhã đến lạ.

Cắn một miếng bánh đậu xanh, hương thơm của đỗ xanh, cảm giác bùi béo ngầy ngậy mà lại không hề ngán, hương vị tuyệt vời này đã khiến cho bánh đậu xanh trở thành loại đặc sản nổi tiếng nhất ở Hải Dương.

  • Vải thiều Thanh Hà
Vải thiều Thanh Hà (Đặc sản trứ danh đất Hải Dương).

Vải thiều Thanh Hà (Đặc sản trứ danh đất Hải Dương).

Bên cạnh bánh đậu xanh, vải thiều Thanh Hà cũng được nhắc đến như là mootj trong những loại đặc sản trứ danh của vùng đất Hải Dương. Nước ta nổi tiếng với rất nhiều loại trái cây, vải cũng không phải là ngoai lệ nhưng vải thiều Thanh Hà vẫn là một cái tên đứng đầu danh sách các loại vải ngon nhất. Vải thiều Thanh Hà có vị ngọt mát chứ không ngọt gắt, mùi vải thơm thoang thoảng, cơm dày mọng nước , ăn một lần là nhớ mãi.

  • Bánh đa gấc Kẻ Sặt
Bánh đa gấc Kẻ Sặc

Bánh đa gấc Kẻ Sặc

Bánh đa gấc Kẻ Sặc cũng là một loại đặc sản nổi tiếng của Hải Dương. Hầu như tại tất cả các địa phương của Hải Dương đều có loại bánh này.

Nguyên liệu làm bánh đa gấc Kẻ Sặc rất quen thuộc nhưng được lựa chọn kĩ càng bao gồm: gạo, vừng, lạc, dừa thái mỏng và gừng tươi, và một loại nguyên liệu không thể thiếu tạo nên nét đặc trưng và màu đỏ độc đáo của loại bánh này chính là quả gấc.

Bánh đa gấc sau khi thành phẩm được cuộn tròn. Món bánh này ăn rất ý vị, cắn một miếng cảm nhận được vị ngọt thanh, bùi béo của vừng và lạc, mùi thơm và màu sắc bắt mắt của gấc. Bánh đa gấc Kẻ Sặc rất thích hợp để vừa ăn, vừa nhâm nhi một tách trà nóng.

  • Bún cá rô đồng
Bún cá rô đồng đặc sản Hải Dương.

Bún cá rô đồng đặc sản Hải Dương.

Món ăn này chắc hẳn đã rất quen thuộc với nhiều người, tuy nhiên để có thể thưởng thức một tô bún cá rô đồng thơm ngon chuẩn vị thì thực khách không thể không thử món ăn quen thuộc này khi đến với Hải Dương.

Món bún cá rô đồng tại Hải Dương mang hương vị đặc trưng không pha lẫn với bất kì nơi nào là do cách chê biến. Tô bún cá nóng hổi được dọn ra với màu sắc bắt mắt và mùi hương quyến rũ khiến cho thực khách không thể không mê mẩn. Nước dùng ngọt thanh, cá rô đồng thịt dai, giòn, mềm, ngọt hòa quyện cùng những sợi bún trắng tinh tươm và các loại rau ăn kèm quả thật là một cực phẩm trong ẩm thực.

  • Rươi Tứ Kỳ
Rươi Tứ Kỳ

Rươi Tứ Kỳ

Rươi Tứ Kỳ cũng là một đặc sản nổi danh khắp nơi của vùng đất Hải Dương. Hải Dương là vùng đất thuộc vùng châu thổ Sông Hồng, cả “thân mình” được bao quanh bởi những con sông lớn. Chính vì thế vào mỗi tháng 8 âm lịch tại đây thường có rất nhiều rươi. Mà đặc sản là rươi Tứ Kỳ – Hải Dương.

Rươi là một loại động vật thuộc họ giun. Loài này có hình dạng trông giống con giun nhưng thân hình lại có phần dẹp hơn, có chân. Rươi có chiều dài khoảng tử 6 – 7 xăng – ti – mét, bề ngang khoảng 5 – 6 mm. Loai rươi sống chủ yếu ở vùng nước mặn hoặc nước lợ.

Loài rươi này cũng có thể được sử dụng để chế biến ra rất nhiều món ăn ngon chẳng hạn như chả rươi là một món mà bất kì thực khách nào cũng nên tử khi đến với Tứ Kỳ – Hải Dương.

  • Bánh dày Gia Lộc
Bánh giày Gia Lộc

Bánh giày Gia Lộc

Bánh dày chắc hẳn cũng là một món ăn vô cùng quen thuộc. Những chiếc bánh trắng tròn, dẻo mịn thơm lừng mùi của lá chuối là cũng là một loại đặc sản của thị trấn Gia Lộc (Hải Dương).  Bánh dày thành phẩm thường dùng kèm với chả, giò lụa, … sự kết hợp trông thì đơn giản nhưng lại thơm ngon khó cưỡng.

Bên cạnh một số loại đặc sản được kể đến trên đây thì vùng đất địa linh nhân kiệt này còn nổi tiếng với rất nhiều loại đặc sản khác không thể kể hết như: gà tươi Mạnh Hoạch, hành tỏi Kinh Môn, bánh lòng, … Ghé thăm Hải Dương, du khách nhất định phải thử ít nhất một trong những loại đặc sản kể trên.

Xem thêm:

Bánh gai bao nhiêu Calo ? Ăn bánh gai có béo không?

Bánh gai là một món ăn được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều sẽ khiến không ít người, đặc biệt là chị em phụ nữ lo ngại về cân nặng và thường đặt ra câu hỏi ” Bánh gai bao nhiêu Calo? Ăn bánh gai có béo không?”.  Vậy bánh gai ăn có béo không?

Một chiếc bánh gai được làm từ các nguyên liệu quen thuộc thiết yếu như bột gạo nếp, đỗ xanh, mỡ heo, … có lượng calo khoảng tầm 300 calo. Lượng calo cũng khá cao so với các loại đồ ngọt, nhưng thực chất lại không thể khiến bạn béo lên ngay được. Tuy nhiên điều này không có nghĩa bánh gai là thực phẩm an toàn đối với cân nặng của bạn.

Phần lớn chất dinh dưỡng và năng lượng trong bánh gai là từ bột nếp, đỗ xanh, mỡ heo và đường. Chính vì thế, loại bánh này có hàm lượng tinh bột và chất béo khá cao. Vì vậy, nếu bạn ăn một lượng nhiều bánh gai trong một thời gian ngắn thì tất nhiên sẽ bị tích tụ lượng ớn mỡ thừa và gây thừa cân béo phì.

Bạn nên cân nhắc việc bản thân nên ăn một lượng bao nhiêu bánh gai một ngày, phù hợp với chế độ ăn uống, tập luyện bạn đang áp dụng cũng như lượng calo cần nạp mỗi ngày để có thể kiểm soát được cân nặng cũng như thể trạng của mình nhé!

Công thức làm bánh gai truyền thống

Vì là đặc sản của rất nhiều vùng miền khác nhau như Nam Điịnh, Thanh Hóa, Hải Dương, … nên ở mỗi vùng bánh gai sẽ được chế biến theo cách riêng và có những bí quyết riêng để bánh gai mang hương vị đặc trưng và thơm ngon nhất của vùng miền đó. Tuy nhiên, về nguyên liệu và công thức cơ bản để làm bánh gai thì sẽ tương tự nhau ở một vài bước nhất định. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn làm bánh gai truyền thống đơn giản dễ làm có thể thực hiện ngay tại nhà để các thành viên gia đình cùng nhau thưởng thức.

Nguyên liệu cần chuẩn bị ( 5 người ăn)

  • 300 gram Bột gạo nếp
  • 150 gram Mật mía
  • 100 gram Đường cát
  • 200 gram Đỗ xanh không vỏ
  • Vừng trắng, dầu chuối, lá chuối, dừa già, …

Các bướ c thực hiện

Bước 1: Làm vỏ bánh

  • Ngâm lá gai trong nước muối loãng. Sau đó đem rửa sạch, nấu cho chín mềm rồi  giã nhuyễn. Đem phần lá gai vừa giã nhuyễn trộn chung với bột gạo nếp.
  • Thêm dầu chuối, mật mía, … vào hỗn hợp bột gạo nếp và lá gai rồi đảo đều để các nguyên liệu hòa quyện
  • Để bột nghỉ trong khoảng 30 phút

Bước 2: Làm nhân bánh

  • Đậu xanh không vỏ mang rửa sạch rồi ngâm trong nước khoảng 2 – 6 tiếng đồng hồ rồi vớt ra để cho ráo nước.
  • Cho đậu xanh vào hấp cách thủy khoảng 20 phút, canh cho đến khi đậu nở đều nhau thì thêm theo thứ tự đường cát, cùi dùa già nạo sẵn rồi trộn đều hỗn hợp
  • Nặn hỗn hợp trên thành từng viên tròn, kích thức khoảng bằng quả trứng gà so.

Bước 3: Gói bánh

  • Lá chuối chúng ta đem đi rửa sạch rồi lau khô lại bằng khăn ráo
  • Thoa dầu chuối đều lên hai lòng bàn tay rồi dùng tay lấy từng nắm bột, ấn xuống cho bột dẹp lại, đặt nhân bánh vào giữa rồi bọc lại nặn cho kín nhân
  • Cho bánh vào khay, rắc hạt vừng trắng đã rang sẵn, đặt vào giữa lá chuối
  • Gấp lá và tạo hình tùy thích sau đó dùng dây chuối hoặc dây thun buộc lại để cố định

Bước 4: Hấp bánh

  • Xếp bánh vào nồi để hấp. Hấp bánh cách thủy khoảng 60 phút. Bánh chín thì tắt bếp

Chỉ với vài công đoạn đơn giản trên đây mà chúng ta đã có được thành phẩm là những chiếc bánh gai thơm ngon để đãi khách hoặc cho cho gia đình thưởng thức.

Lưu ý bánh gai chỉ nên ăn trong khoảng 3 – 5 ngày sau khi hấp để đảm bảo an toàn nhé!

Hướng dẫn bảo quản bánh gai đúng cách

Bảo quản bánh gai đúng cách để đảm bảo an toàn khi ăn cũng là điều mà nhiều bà nội trợ quan tâm. Bánh gai thành phẩm chỉ có thể bảo quản được từ 2 – 3 ngày ở nhiệt độ phòng, khoảng 5 ngày trong ngăn mát và 10 ngày trong ngăn đá tủ lạnh. bảo quản trong tủ lạnh thì bánh gai sẽ để được lâu hơn, tuy nhiên trước khi ăn thì cần hấp lại để bánh mềm và nóng.  Một lưu ý khác là bánh gai ngon trọn vị nhất là bánh gai để được 2 ngày sau khi ra lò.

Bài viết trên đây đã trả lời được cho câu hỏi “Bánh gai đặc sản ở đâu” cũng như cung cấp một số thông tin bổ ích về loại bánh đặc sản vùng Ninh Giang – Hải Dương này. Hi vọng độc giả sẽ thích!

© Cổng thông tin điện tử xã Hồng Phong - Ninh Giang - Hải Dương