Subscribe: RSS Twitter

Rằm Tháng 8 – một ngày vô cùng đặc biệt đối với người Việt Nam. Nét đẹp văn hóa này lưu truyền hàng trăm năm nay và luôn luôn được mọi người nhớ tới, xây dựng, phát triển thêm đẹp. Nếu bạn chưa thực sự hiểu Rằm Tháng 8 là gì và được tổ chức như thế nào thì không nên bỏ lỡ bài viết dưới đây.

denlong-ramthang8

Rằm Tháng 8 là gì?

Ngày Rằm Tháng 8 hay còn được gọi là Tết Trung Thu, Tết Đoàn Viên, Tết Trông Trăng. Đây là ngày 15/8 âm lịch hàng năm, cũng là thời điểm trăng rất sáng và tròn. Đến ngày này, trẻ em và tất cả mọi thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau. Mỗi thành viên trong gia đình lại bày tỏ tình cảm của mình đối với người thân thông qua hành động, cử chỉ, các món quà,….

ynghiaramthang8

Đối với Tết Trung Thu ở Việt Nam, mọi người đón nhận vô cùng náo nhiệt. Nét đẹp văn hóa này bắt nguồn từ sự tích nhà vua thời Lý chọn 15/8 làm ngày tạ ơn Thần Rồng đã giúp đỡ, bảo vệ con người. Một số nguồn thông tin khác thì cho rằng ngày Rằm Tháng 8 có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Dù ngày này xuất phát từ quốc gia nào đi chăng nữa nhưng khi ở Việt Nam nó mang đậm màu sắc của dân tộc Việt. Những người nước ngoài khi đến Việt Nam vào ngày này đã có ấn tượng vô cùng mạnh mẽ với cách mà chúng ta đón chào ngày tết đoàn viên.

Rằm Tháng 8 tổ chức như thế nào?

Tết Trung Thu được tổ chức như thế nào? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Vào ngày Rằm Tháng 8, người Việt Nam sẽ chuẩn bị rất nhiều thứ, xây dựng một số hoạt động đặc trưng. Dưới đây là cách thức tổ chức ngày Tết Đoàn Viên đặc biệt:

1. Làm bánh Trung thu

Bánh Trung thu là màu sắc rất đặc trưng, không thể thiếu của ngày này. Mặc dù hiện nay, bánh trung thu được bán sẵn rất nhiều trên thị trường nhưng vẫn có một số gia đình muốn được tự làm bánh để gắn kết yêu thương. Hương vị bánh trung thu khá đặc biệt, chủ yếu là bánh nướng và bánh dẻo. Với những chiếc bánh, mọi người có thể dùng để làm quà tặng, thắp hương và cùng gia đình, bạn bè thưởng thức. Xem ngay các thương hiệu bánh trung thu cao cấp tại https://banhtrungthulongdinh.com/banh-trung-thu-cao-cap/

banhtrungthu-uongtraxanh

2. Rước đèn ông sao

Một hoạt động không thể thiếu của ngày Rằm Tháng 8 đó chính là rước đèn ông sao. Các bạn trẻ sẽ được chuẩn bị đèn ông sao truyền thống hoặc đèn điện. Sau đó, các bé sẽ được tổ chức dẫn đi rước đèn một quãng đường nào đó. Tiếng trống, tiến hát và ánh đèn lấp lánh tạo nên một khung cảnh đẹp vô cùng.

dadangdenlong-ramthang8

3. Múa sư tử, múa lân

Đây cũng là mảnh ghép không thể thiếu để có một ngày Tết Trung Thu hoàn hảo. Hoạt động này có thể diễn ra bởi một nhóm người, đội bộ trang phục của ông địa, con sư tử hay con lân và múa theo tiếng trống, tiếng hò reo.

mualan-ramthang8

4. Tặng quà cho người thân

Rằm Tháng 8 hay còn được gọi là Tết Đoàn Viên, chính vì thế mỗi thành viên trong gia đình sẽ không thể bỏ qua hoạt động bày tỏ cảm xúc với nhau. Người lớn sẽ tặng cho các bạn nhỏ những món quà mà bé thích. Các bé cũng có thể tặng quà cho ông bà, bố mẹ của mình để tỏ lòng biết ơn.

ramthang8-tetgiadinhsumvay

Những hoạt động trong ngày Rằm Tháng 8 đã tạo nên vẻ đẹp đặc biệt cho phong tục văn hóa này. Đây sẽ là ngày dành cho gia đình, cho các bạn nhỏ với biết bao cảm xúc, ý nghĩa thiêng liêng. Bạn sẽ được cùng mọi người sống trong sự biết ơn, trong tình yêu thương và niềm vui vẻ, hạnh phúc. 

 

© Cổng thông tin điện tử xã Hồng Phong - Ninh Giang - Hải Dương