Subscribe: RSS Twitter

Chỉ riêng thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), hiện nay có khoảng 46 phòng nuôi cấy mô, với hơn 300 tủ cấy, trong đó hơn gần 90% là nông dân, tư nhân tự bỏ tiền đầu tư.

“Với nhu cầu về cây giống hoa, rau các loại như hiện nay, đầu tư vào một phòng nuôi cấy mô sau 3 năm có thể thu hồi vốn.”, anh Trương Đức Phú chủ trại giống P.H đã đầu tư 10 tủ cấy, nói.

Năm 1979, trạm giống mô khoai tây Đà Lạt, thuộc Phân viện khoa học Việt Nam giải thể, anh Lê Mai Tâm, nhân viên trạm bèn về nhà mở phòng nuôi cấy mô nhờ học lỏm được tý nghề! Hơn 30 năm nay, anh đã trở thành địa chỉ tin cậy về cung cấp cây giống nuôi cấy mô khoai tây; hoa salem, cúc, cẩm chướng… và là một trong những người tiên phong đầu tư phòng nuôi cấy mô của nông dân Đà Lạt

Hiện anh Tâm đã có một phòng nuôi cấy mô với 3 tủ cấy hiện đại cho 6 người làm việc; một phòng nuôi cây con với hệ thống lọc khí, máy điều hòa nhiệt độ, đèn chiếu sáng… Và có cả một “ngân hàng giống” với hàng chục mẫu giống dự trữ sẵn. Mỗi tháng, anh cung cấp khoảng 20 – 30 nghìn cây giống các loại cho nông dân. Trừ các khoảng chi phí nhân công, vật tư, khấu hao… mỗi năm anh thu về hơn 250 triệu đồng. 

Có nông dân đầu tư cho phòng nuôi cấy của mình vài trăm triệu đồng, nhưng có người chỉ khoảng hơn vài chục triệu cũng có một phòng. Sang thì tủ cấy, nồi hơi (dùng để hấp thiết bị) tự động. Nhưng không ít phòng vẫn đầu tư theo kiểu được việc, nồi hấp vẫn dùng kiểu nồi áp suất, hấp bằng gas. Phòng nuôi cây chỉ là một phòng nào đó được chuyển mục đích sử dụng, gác được cơi nới… Ông Tô Văn Long, Giám đốc công ty Thiên Trường tại TP.HCM, một đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị cho phòng nuôi cấy mô tại Đà Lạt cho biết: Để đầu tư một phòng nuôi cấy mô gọi là tạm được không thể dưới 60 triệu đồng…  Hiện doanh số bán hàng của công ty Thiên Trường ở thị trường Đà Lạt chiếm hơn 40% tổng doanh số, gần 3 tỷ đồng/năm. 

Nuôi cấy mô ở Đà Lạt

Nuôi cấy mô ở Đà Lạt

Khác với anh Tâm chỉ là “tay ngang” bước vào nghề nuôi cấy mô, chị Đặng Thị Bích Nga, đường Trạng Trình là cử nhân sinh học. Sau gần 5 năm làm công chức, chị về nhà  mở phòng nuôi cấy mô cung cấp giống cho nông dân. Ban đầu chỉ là một tủ cấy, 10 năm sau chị mua lên 4 tủ, thuê 8 người làm, mỗi tháng cung cấp cho nông dân khoảng 20 nghìn cây giống các loại. 

Tham khảo: thông tin về các  điểm tham quan ở Đà Lạt

Phát triển một cách tự phát, đáp ứng nhu cầu trước mắt, đầu tư chắp vá nên không phải lúc nào cũng thuận lợi… chị Vũ Thị Xuân Thanh, cho biết: quy mô phòng chị mỗi tháng xuất từ 50 – 70, nhưng cũng có tháng rủi ro đành “thất hứa” với nông dân do: nồi hấp gặp trục trặc, sơ suất trong công đoạn cấy, môi trường không đảm bảo… dẫn đến cây nhiễm bệnh là phải hủy hết. Lại còn trường hợp do thị trường biến động nên  nông dân không có nhu cầu trồng loại cây đã đặt hàng thì chủ phòng nuôi cấy mô phải ôm “sô”!

Không ít chủ phòng nuôi cấy mô là người có chuyên môn, nhưng phần lớn là nông dân tay ngang đầu tư để giải quyết nhu cầu cây giống cho mình. Anh Nguyễn Đăng Hiến, tại Thái Phiên là một người như thế… Năm 1998, anh tìm đến những người đi trước, hỏi các chuyên gia và đầu tư một phòng nuôi cấy mô. Ban đầu, anh cung cấp cây giống cho mình, dần dần mở ra cho hộ dân trong vùng. Đến nay, ngoài cậu con trai vừa tốt nghiệp đại học khoa công nghệ sinh học, anh phải thuê thêm một kỹ sư và cử nhân cao đẳng…  

Tham khảo đồ chay Đà Lạt tại http://dulichdalat360.com/am-thuc-da-lat/len-da-lat-thuong-thuc-do-chay/

Tại các phòng nuôi cấy mô, nơi nào ít nhất cũng có một kỹ sư, còn lại là cao đẳng, trung cấp và kỹ thuật viên. Lương của họ  chưa thể gọi là cao (khoảng 3-4 triệu đồng/tháng), nhưng ở đây họ được học hỏi, làm việc đúng chuyên môn và được chủ tạo điều kiện làm việc, học tập.

© 9291 Cổng thông tin điện tử xã Hồng Phong - Ninh Giang - Hải Dương